Hướng dẫn trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

 Tết Nguyên Đán là ngày Tết lớn nhất trong năm. Đây là dịp để con cháu trong gia đình tề tựu đông đủ, chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn mời gia tiên về chung vui, hưởng lộc. 

Do đó, vào những ngày cuối năm, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp bàn thờ và tiến hành rút tỉa chân nhang. Đồng thời trang trí bàn thờ trang nghiêm hơn. 

Ở bài viết dưới đây, Bàn Thờ Tâm Việt sẽ hướng dẫn cách trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày Tết Nguyên Đán chi tiết nhất. 

Thời điểm tốt nhất để trang trí bàn thờ ngày Tết 

Theo quan niệm văn hoá Á Đông, lau dọn cũng như trang trí bàn thờ ngày Tết nên thực hiện sau ngày cúng Ông Công Ông Táo về trời, tức ngày 23 tháng Chạp. Người ta cho rằng đây là thời điểm mà “thần linh đi vắng” nên sẽ thuận tiện cho việc sửa sang chốn thờ phụng. 

Tuy nhiên theo các chuyên gia phong thuỷ, không có thời gian cố định cho việc lau dọn và trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết. Gia chủ nên sắp xếp thời gian từ ngày 23 đến ngày 29 tháng Chạp để tiến hành sửa sang bàn thờ sao cho sạch sẽ và gọn gàng. 

Vật phẩm cần thiết để có một bàn thờ gia tiên đẹp 

Nhìn chung, vật phẩm trang trí bàn thờ gia tiên sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như quan niệm của từng gia đình. Theo truyền thống của người Việt, một bàn thờ đẹp sẽ có đầy đủ những vật phẩm sau:

  • Đồ trang trí: 2 cây đèn cầy (hoặc nến thơm) và 2 lọ hoa. 

  • Đồ thờ cúng: 3 chén rượu, 3 chén nước, hương, hoa tươi, mâm ngũ quả. 

Ngoài ra, mỗi vùng miền sẽ bày biện và trang trí mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả ngày Tết thường sẽ tương ứng với 5 mệnh trong ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ. Đây là biểu tượng của sự bao bọc, tròn đầy, sung túc. 

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết 3 miền Bắc - Trung - Nam 

Mỗi vùng miền có đặc trưng riêng trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết. Trong đó, đèn thờ, hương và mâm ngũ quả là những vật phẩm thờ cúng chung dành cho cả 3 miền. Cụ thể như sau: 

  • Miền Bắc: Mâm ngũ quả không thể thiếu được chuối và bưởi. Ngoài ra còn có thể bao gồm đào, hồng, cam, quýt. Nải chuối được đặt ở dưới cùng, sau đó đặt quả bưởi nằm gọn trong nải chuối và trang trí những quả nhỏ bên ngoài. Mâm cơm cúng gia tiên thường sẽ có bánh chưng, giò lụa, thịt gà, canh xương, dưa hành. 

  • Miền Trung: Người miền Trung lựa chọn những loại trái cây có vị ngọt để chưng lên bàn thờ, cầu mong an vui và hạnh phúc. Đặc biệt họ không chưng cam và quýt trên bàn thờ bởi quan niệm “cam đành, quýt đoạn”. 

  • Miền Nam: Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam chắc chắn không thể thiếu sung, đu đủ, mãng cầu, xoài và dừa. Mỗi loại quả lại mang một ý nghĩa tốt đẹp. Thêm vào đó, bàn thờ gia tiên của người miền Nam còn được trang trí cặp nến to và hai quả dưa hấu dán chữ đỏ hoặc câu đối ý nghĩa. 

Trang trí bàn thờ ngày Tết càng cẩn thận sẽ càng thể hiện được tấm lòng thành kính của con cháu đối với gia tiên. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không xê dịch bát hương khi dọn dẹp, hoa cắm trên bàn thờ phải là hoa tươi, kiêng kỵ chưng hoa nhài, hoa phong lan, hoa cúc, hoa dâm bụt, hoa phù dung,... 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bàn Thờ Tâm Việt - Tâm của Người Việt

Có Nên Thờ Tam Bảo Tại Gia? Lập Bàn Thờ Tam Thế Phật

Hướng Dẫn Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Đẹp, Đơn Giản