Nguyên tắc lau dọn và bài trí bàn thờ đẹp cúng rằm tháng 7
Một bàn thờ đẹp, gọn gàng, sạch sẽ cùng với mâm cơm cúng ngày rằm tháng 7 sẽ là dịp để con cháu tri ân, báo hiếu với gia tiên. Đây không chỉ là ngày “Xá tội vong nhân” mà còn là lễ Vu Lan báo hiếu nên việc lau dọn và bài trí bàn thờ phải được tiến hành một cách tươm tất.
Lau dọn bàn thờ đúng cách
Trước khi tiến hành lau dọn cần tắm rửa sạch sẽ, quần áo gọn gàng. Sau đó, chuẩn bị thêm một đĩa hoa quả tươi, thắp một nén nhang để xin phép gia tiên được thực hiện công việc.
Sau khi nén hương đã cháy hết, gia chủ phải lựa chọn khăn mới, chổi quét mới chuyên dụng, nước ấm và sạch. Lau bàn thờ theo thứ tự từ cao xuống thấp, từ bài vị đến bát hương.
Đối với những bức tượng, cần dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch để tránh bị trầy xước và bay màu. Lưu ý không được phép tùy ý xê dịch tượng và bát hương để tránh phạm thượng.
Để bàn thờ không bị bám bụi, gia chủ có thể tỉa chân hương và để lại 3 chiếc. Sau khi tỉa, phải mang chân hương đi đốt thành tro và thả xuống sông, hồ, tuyệt đối không được đổ lung tung. Sau khi lau dọn bàn thờ sạch sẽ mới tiến hành đi thay nước.
Cuối cùng, thắp 3 nén hương mời gia tiên về quy tụ khi công việc lau dọn đã hoàn tất.
Bài trí bàn thờ đẹp, chuẩn phong thủy
Một bàn thờ đẹp không chỉ được đánh giá dựa vào các yếu tố về mặt hình thức. Bởi vì, theo quan niệm của Đạo giáo, ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ cúng cô hồn. Đồng thời, đây cũng là lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ Phật Giáo.
Do đó, sắp xếp các mâm lễ sao cho hài hòa, đẹp mắt mà không làm mất đi “tôn ti trật tự” vốn có không phải là điều mà ai cũng nắm rõ. Đặc biệt là đối với những gia đình thờ cả Phật và gia tiên.
Có 3 lễ cúng cần chuẩn bị là lễ Phật, lễ gia tiên và lễ cô hồn. Theo truyền thống, gia chủ phải cúng ở chùa trước sau đó mới tiến hành cúng tại gia. Gia chủ phải tự sắp xếp ngày lành, giờ tốt để tiến hành lễ cúng, quan trọng là phải cúng vào ban ngày, trước khi mặt trời lặn.
Với lễ cúng tại gia, mâm lễ cúng phải được đặt riêng trên bàn thờ Phật. Còn nếu gia đình sử dụng bàn thờ nhị cấp hoặc tam cấp, mâm lễ được đặt ở vị trí gần bát hương nhất.
Tiếp theo đó là mâm lễ thờ gia tiên được đặt trên bàn thờ gia tiên và mâm lễ cúng cô hồn (hay cúng chúng sinh) được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính.
Đây là hoạt động tâm linh cầu xin cô hồn không quấy phá, cứu giúp vong linh bị lưu lạc, giải thoát những linh hồn này khỏi trần thế đầy khổ đau.
Mâm lễ cúng rằm tháng 7
Lễ Phật: Là mâm cỗ chay gồm giò chay, nem chay, canh nấm, rau củ quả, đậu hũ,... Tránh dùng các loại hoa giả, hoa dại mà thay vào đó là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu.
Lễ gia tiên: Bao gồm gà trống để nguyên con, xôi, bánh chưng, rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi. Gia đình có thể cúng gia tiên bằng lễ mặn hoặc lễ chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của mình.
Lễ chúng sinh: Thường có gạo, muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, bánh kẹo, nước, tiền vàng, quần áo chúng sinh, 3 cây nhang, 3 ly nhỏ, 2 ngọn nến nhỏ. Người xưa quan niệm, mâm lễ cúng cô hồn không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si.
Vào những dịp lễ quan trọng như rằm tháng 7 mới thấy, việc sử dụng các loại bàn thờ có tính ứng dụng cao luôn là sự lựa chọn sáng suốt hơn cả. Ví dụ mẫu bàn thờ đứng hiện đại có đi kèm tủ cơm hoặc bàn thờ phụ để dễ dàng bày biện mâm lễ, giữ cho bàn thờ phụ được gọn gàng và đẹp mắt.
Không chỉ sản xuất và cung ứng mẫu bàn thờ này, Bàn Thờ Tâm Việt còn phân phối đa dạng nội thất phòng thờ từ bàn thờ treo tường, bàn thờ Phật, bàn thờ Thần Tài Ông Địa, tủ thờ, vách ngăn CNC với đa dạng kích thước, chất liệu phù hợp “túi tiền” của mọi gia đình Việt.
Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi vừa chia sẻ, gia chủ sẽ biết cách bài trí bàn thờ đẹp mắt, sẽ chuẩn bị mâm lễ thật chu toàn cho ngày rằm tháng 7 sắp tới.
Hãy liên hệ với Bàn Thờ Tâm Việt để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét