Cách Lập Bàn Thờ Phật Dược Sư Tại Nhà Đẹp Nhất

Bổn nguyện của Đức Phật Dược Sư hay Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền nào về thân và tâm của chúng sinh. Từ đó, cứu độ chúng sinh ra khỏi “vũng bùn lầy” của khổ đau và sinh tử. Vì có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên trên người của Ngài luôn hiển hiện ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh như lưu ly vô ngại. Nhiều Phật Tử lập bàn thờ Phật Dược Sư tại nhà để bày tỏ tấm lòng thành kính đến Ngài. Sau đó là tu tập để tâm mình được an lạc, từ bỏ tham sân si, phát nguyện hồi hướng phước đức đến với những người thân yêu đang phải chống chọi với bệnh tật, đau đớn. Ở bài viết dưới đây, Tâm Việt sẽ giúp quý gia chủ hiểu hơn về cách lập bàn thờ Phật Dược Sư đúng, đủ, chi tiết nhất. Dược Sư Như Lai Bổn Nguyệt Kinh có viết: ‘’Về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên Tịnh Lưu Ly, tên của vị Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai’’. Đức Phật Dược Sư có làn da màu xanh lưu ly, ngài sở hữu 18 vẻ đẹp và 32 tướng tốt, tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen trong tư thế Kim Cương. Trong việc thờ tự, việc trì tụng danh hiệu Đức Phật Dược Sư có thể giúp cho gia chủ được phù hộ độ trì có thêm nhiều sức khoẻ, bệnh tật thuyên giảm, xua tan nghiệp chướng, phiền não. Việc tụng niệm và huân tập tư tưởng của Ngài sẽ có tác dụng tăng cường sức khoẻ và đem lại những lợi ích đáng kể. Khi thỉnh tượng Dược Sư Phật về tại gia, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau: Việc thỉnh tượng Dược Sư Phật về thờ tự tại gia phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ. Gia chủ phải có tâm hướng thiện, một lòng muốn muốn thờ Dược Sư Phật. Ngày tốt để thỉnh tượng là những ngày mùng 1 hoặc ngày rằm. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể thỉnh tượng vào ngày vía Phật Dược sư ngày 30/9. Khi thỉnh tượng về tại gia, gia chủ nên chọn tượng đảm bảo tỷ lệ, bố cục hợp lý, gương mặt Phật trang nghiêm, mang nét từ bi hỷ xả. Trước khi thỉnh tượng về nhà, gia chủ nên chuẩn bị chu đáo trước khi rước phật về an vị. Trong quá trình thỉnh Phật, gia chủ sau khi ra khỏi cửa hàng cần đi thẳng về nhà, không ghé vào bất cứ nơi nào khác. Khi về đến nhà cần đặt tượng lên bàn thờ, không đặt lên ghế hay chỗ khác. Dưới đây là thờ tự Phật Dược Sư chuẩn nhất mà gia chủ nên tham khảo: Đặt bàn thờ Phật ở hướng phù hợp, nên đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà và hướng ra cửa chính. Tránh hướng về các phía nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ. Thờ độc tôn, chỉ thờ Phật Dược Sư không nên thờ cùng thần thánh khác. Nếu gia chủ sử dụng bàn thờ Phật riêng thì bàn thờ gia tiên sẽ được đặt ở bên trái hoặc bên phải phải của bàn thờ Phật. Vào các ngày rằm, mùng 1 và ngày vía Phật gia chủ cần dâng mâm cỗ chay, hoa quả và 3 chén nước sạch. Còn những ngày thường chỉ cần hoa quả. Bên cạnh đó, gia chủ cần lưu ý tuyệt đối không đặt tiền vàng, bùa chú hay đồ ăn mặn lên bàn thờ Phật vì nó đi ngược với giáo lý nhà Phật. Khi cúng Phật, gia chủ cần mặc trang phục trang nghiêm. Đứng chỉnh tế trước bàn thờ, tâm hướng thiện và bày tỏ lòng tôn kính với Đức Phật Dược Sư. Bàn Thờ Tâm Việt vừa chia sẻ với bạn Cách lập bàn thờ Phật Dược Sư tại nhà đẹp nhất. Mong bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Xem thêm tại: https://banthotamviet.vn/ban-tho-phat-duoc-su/ #banthotamviet #lapbanthophat #bantho #duocsuphat #banthogiatien

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bàn Thờ Tâm Việt - Tâm của Người Việt

Có Nên Thờ Tam Bảo Tại Gia? Lập Bàn Thờ Tam Thế Phật

Hướng Dẫn Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Đẹp, Đơn Giản